Tự tình (Hồ Xuân Hương)

Tự tình (Hồ Xuân Hương)

Tiết 5: Văn học

TỰ TÌNH

(Hồ Xuân Hương)

 

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

2. Kĩ năng

3. Thái độ

II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

2. Học sinh

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2.Ổn định tổ chức

3. Bài mới

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 

 

 

 

- Giáo viên: Em hãy nêu khái quát những nét chính về tiểu sử,cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà thơ  Hồ Xuân Hương ?

Học sinh trả lời.

Giáo viên chốt lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV:  Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ “Tự tình II” của nhà thơ Hồ Xuân Hương ?

Học sinh trả lời.

 

GV: Nhan đề “Tự  tình” gợi cho em những suy nghĩ gì ?

.

 

 

 

 

Giáo viên:  Mời một em đọc diễn cảm bài thơ ?

- Học sinh đọc bài

 

Giáo viên:  Bài thơ có thể tìm hiểu theo bố cục như thế nào? Nội dung từng phần là gì ?

 

 

 

 

 

 

Giáo viên:  Thời gian, không gian được gợi ra trong câu thơ là khi nào ?

 

Giáo viên: Từ “văng vẳng” ( từ xa vọng lại), từ “dồn” ( liên tiếp, nhanh) gợi cho ta cảm giác về thời gian như thế nào ?

 

 Giáo viên: Em hãy giải nghĩa và phân tích từ “trơ” ?

 

Giáo viên:  Hồng nhan” là để chỉ người phụ nữ đẹp tại sao nhà thơ lại nói là “cái hồng nhan” trong ví trí đối lập “với nước non”’ ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Giáo viên: Cảnh nhà thơ ngồi một mình uống rượu dưới trăng khuya gợi tâm trạng gì ?

Giáo viên:  Tâm trạng của nhà thơ có vơi bớt khi tìm đến rượu ?

 

 

 Giáo viên: Hình ảnh “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” theo em có mang ý nghĩa gì

đặc biệt ?

Giáo viên chốt lại.

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên:  Em hãy nhận xét tâm trạng của thi sĩ trong hai câu thực của bài Tự tình (I, III) để thấy sự khác biệt với bài Tự tình II ?

Học sinh trả lời.

Giáo viên chốt lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Em hãy phát hiện biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ, và nêu tác dụng của chúng ?

 

 

 

 

 

 

- Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ hình ảnh của thi sĩ trong hai câu thơ ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên: Mạch cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt ở hai câu luận bỗng nhiên rẽ ngoặt ở hai câu kết. Em hãy xác định tâm trạng của nhà thơ ở hai câu thơ cuôi ?

Học sinh trả lời.

 

Giáo viên: Tại sao nhà thơ lại có tâm trạng ấy ? Nhà thơ đã lý giải bằng những phép tu từ nào ?

Học sinh trả lời.

 

 

 

Giáo viên chốt lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

Đáp án C

 

 

 

 

 

Đáp án D

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. (Thảo luận theo bàn)

 

I. TÌM HIỂU CHUNG

 

1. Vài nét về tác giả

 

Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh –mất), sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.

-    Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

-    Xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo, cha làm nghề dạy học.

-    Là người đa tài, đa tình, phóng túng, giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi, tình duyên ngang trái, éo le, hai lần lấy chồng đều làm lẽ.

-    Sáng tác tập thơ “Lưu hương kí" gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Hán,

- Nội dung sáng tác: Khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ bằng tiếng nói thương cảm, đậm đà chất dân gian.

- Được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”.

 

b. Vài nét về tác phẩm

Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm 3 bài thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm.

 

Tự tình”là bày tỏ, kể lể tâm sự, bày tỏ     lòng mình

 

 

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

 

1. Đọc hiểu khái quát

 

- Hai câu đề

 Đêm khuya với nỗi buồn tủi.

- Hai câu thực

 Tình cảnh thực tại của Xuân Hương.

- Hai câu luận

Nỗi niềm phẫn uất

- Hai câu kết

Tâm trạng chán trường, buồn tủi.

 

 

2. Đọc hiểu chi tiết

a. Hai câu đề (câu 1,2)

- Thời gian “đêm khuya’” và không gian yên tĩnh với tiếng “trống canh dồn văng

 vẳng”.

- Cảm giác về thời gian xô đuổi, chính là cảm nhận về dòng thời gian của nhà

  thơ.

- “Trơ” là còn lại, không sắc, bẽ bàng, cô đơn, diễn tả sự trơ trọi, lẻ bóng, tủi hổ.

- Nhà thơ đã cụ thể hóa khái niệm “hồng nhan” bằng từ “cái” với ý mỉa mai, sử dụng trong thế đối lập vơi không gian rông lớn “nước non” càng tăng thêm sự  hẩm hiu, cô quạnh của số phận.

=> Hai câu thơ biểu hiện tâm trạng cô đơn, bối rối trước thời gian cuộc đời,

cô đơn trong bẽ bàng rẻ rúng và tự mỉa mai cay đắng. Nhưng “trơ…với nước

non” còn thể hiện một bản lĩnh, thách thức của cá nhân trước cuộc đời, số

phận.

* So với hai câu đề trong Tự tình (I, III) hai câu đề của “Tự tình II” có phần  phong phú hơn về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

 

b. Hai câu thực (câu 3,4)

 

- Ngồi một mình cô đơn, độc ẩm dưới vầng trăng  lạnh lùng, ngắm trăng, ngẫm duyên phận mình, càng thêm buồn chán “say lại tỉnh”, chữ “lại” gợi lên cái vòng

luẩn quẩn, bế tắc, xót xa.

 

- Vầng trăng và lòng người hòa hợp đồng nhất, trăng đã xế về tây, sắp lặn mà vẫn là vầng trăng khuyết như duyên phận mình vẫn chẳng ra sao.

 

=> Hoàn cảnh vẫn sừng sững, trơ trơ trước mắt luẩn quẩn. Hương rượu

thành đắng chát, hương tình thoảng qua chỉ còn phận hẩm duyên ôi. Đó

 là tâm cảnh Hồ Xuân Hương.

* Ở “Tự tình I” diễn tả tâm trạng sầu thảm, cô đơn cực độ, dai dẳng trong lòng qua âm thanh tưởng tượng của “mõ thảm” và “ chuông sầu”. Ở “Tự tình III” tiếp tục hình tượng hóa mâu thuẫn giữa tình cảm dồi dào, lai láng của con người và con thuyền số phận bập bềnh. Ở “Tự tình II” cách nói có phần nghệ sĩ, thanh thoát hơn tô đậm sự buồn chán quẩn quanh.

 

 

 

c. Hai câu luận (câu 5,6)

 

- Biện pháp tu từ đảo ngữ đã được sử dụng. Các động từ mạnh “xiên”, “đâm” được đảo lên đầu. Không phải sự phẫn uất của rêu hay của đá mà đó chính là sự phẫn uất của lòng người. “Xiên ngang”, “đâm toạc” nói cái bướng bỉnh ngang ngạnh không chịu an phận, cứ muốn vạch trời, vạch đất để oán hờn, phản kháng.

 

- Cách dùng từ, hình ảnh mạnh mẽ táo bạo làm cho thiên nhiên trở nên sống động, căng tràn sức sống tạo nên những đặc điểm độc đáo của phong cách nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương  ngay cả trong những tình cảnh bi thảm nhất.

=> Hai câu thơ thể hiện một cá tính mạnh mẽ, tâm trạng phẫn uất và sự phản kháng vươn lên phá vỡ mọi giới hạn, thách thức với trời đất với số phận và cuộc đời.

* So với hai câu luận của hai bài (I,III) hai câu của bài II mạnh hơn, khí thế hơn, sống đôngh hơn. Hai câu ở bài I hay ở từ láy “mõm mòm”, bài III gắn với việc điều khiển con thuyền số phận. Nhà thơ nói “thây kẻ” ý nói thách thức và chấp nhận.

 

d. Hai câu kết (câu 7,8)

 

Tâm trạng đang  sôi lên sùng sục, mãnh liệt dâng trào, phản kháng thách thức, bỗng lại trùng xuống như một tiếng thở dài, “ngán nỗi”, chán chường, chấp nhận xót xa.

 

Các điệp từ “xuân, lại, con” đã lí giải nỗi chán ngán của thi sĩ. Tuổi xuân đằng đẵng vô tình trôi qua “xuân lại lại” diễn tả tâm trạng theo cảm xúc tăng tiến. Mảnh tình bé mọn mà chỉ được san sẻ một tí, một chút con con, xíu xíu.

=> Cuối cùng vẫn là cô đơn, lẻ loi, hồng nhan bạc phận, đa truân trong đêm dài của chế độ phong kiến nam quyền. Vừa đau buồn, vùa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của bài thơ.

 

* Ở “Tự tình I” là sự thách thức tuổi xuân, tuổi già, ý nguyện quyết tâm chưa chịu già. Ở “Tự tình II” là bi kịch chán ngán xót xa cam chịu. Ở “Tự tình III” lại dâng lên một cố gắng cuối cùng, trong chán ngán cam chịu vẫn tấp tênh chưa hoàn toàn khuất phục.

III. Kết luận

- Về nội dung:

     Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc của HXH. Điều đáng quý là dù HXH buồn bã, cô đơn, hạnh phúc không trọn vẹn nhưng nhà thơ vẫn không bi quan, chán nản. Bà vẫn mở lòng ra với đất trời, với cuộc sống, vẫn phóng khoáng, mạnh mẽ.

- Nghệ thuật:

     Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, sử dụng nhiều từ thuần Việt gợi hình, gợi cảm.

IV. Luyện tập

* Chọn đáp án đúng

1. Hai câu đề  cho thấy tâm trạng của tác giả là:

 a. Niềm xót xa, căm hận.                                           b. Sự cam chịu cô đơn   

 c. Nỗi niềm buồn tủi.

 d.  sự phản kháng mạnh mẽ.

2. Chọn đáp án đúng trong những đáp án dưới đây:

        A. Bài thơ Tự tình thể hiện bi kịch của nhân vật trữ tình

        B. Bài thơ Tự tình thể hiện khát vọng sống của nhân vật trữ tình.

        C. Bài thơ Tự tình thể hiện khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình.

        D. Cả A, B, C .

* Làm việc theo nhóm.

3. Tự rút ra ý nghĩa nhân sinh của bài thơ sau tiết học ? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của thi sĩ ? (làm vào giấy nộp lại cho GV).

 

 

V. CỦNG CỐ. DẶN DÒ

1. Học thuộc lòng bài thơ.

2. Viết bài phân tích cảm nhận về bài thơ.

3. Chuẩn bị bài mới

 

* RÚT KINH NGIỆM